Hầu hết các thánh nhân, minh quân cổ đại đều hiểu ý nghĩa của âm nhạc, vì thế mà họ rất coi trọng việc giáo dục âm nhạc. Âm nhạc có thể biểu đạt nội hàm quân, thần, con dân. Trong các triều đại Trung Quốc xưa, có rất nhiều người có thể tiên đoán được sự hưng suy của quốc gia khi lắng nghe mức độ biến hóa của âm nhạc.
Âm nhạc cổ đại Trung Hoa được phân thành “ngũ âm”, bao gồm: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, và Vũ. Âm Cung đại biểu cho quốc vương, âm Thương đại biểu cho các thần, âm Giốc đại biểu cho nhân dân, âm Chuỷ đại biểu cho chính sự và âm Vũ đại biểu cho vạn vật.
Một nhạc khúc hoàn chỉnh bắt đầu từ âm Cung, ở giữa có âm Giốc, Chủy, Vũ tạo thành, đến âm Thương âm là thuộc phần kết thúc. Như vậy loại âm luật này tượng trưng cho quốc vương dẫn lãnh đạo các văn thần võ tướng làm nòng cốt cho bách tính, mỗi người trong họ thực hiện nhiệm vụ của mình, cả nước đồng tâm, như vậy quốc gia sẽ tự nhiên hưng thịnh, giàu có.
Dưới đây là một vài sự tích về những kỳ nhân dị sĩ có thể chỉ thông qua nghe nhạc mà đoán trước được vận mệnh của đất nước.
Nghe âm nhạc nơi Thái Miếu, biết trước Đường Thất có sự tốt lành
Trong năm long nguyên của Võ Tắc Thiên (705), Thái Miếu tại Tây Kinh cử hành tế lễ mùa xuân, Thái Lạc lệnh Bùi Tri Cổ tham gia cúng tế. Sau khi ông ta nghe xong màn diễn tấu âm nhạc, lặng lẽ nói với đại thần Nguyên Hành Xung về sự thông hiểu âm luật của mình: “Kim thạch hài hòa, nhất định sẽ có chuyện cát khánh xảy ra, sẽ ứng nghiệm vào Tông Thất tử tôn của Lý Đường”. Cùng tháng đó, sau khi Bùi Tri Cổ nói những lời này, Võ Tắc Thiên đã lâm bệnh qua đời.
Nhớ lại năm 690, Võ Tắc Thiên đã cướp ngôi nhà Đường, đổi hiệu Đại Đường thành Chu, tự xưng làm nữ đế. Mãi cho đến khi Tông Lý Hiển phục hồi lại nhà Đường mới đổi lại hiệu Đại Đường. Bùi Tri Cổ xuyên thấu âm nhạc mà biết trước được sự kiện Đường thất có tin vui.
Văn Thiên Tường nghe bài hát biết trước Nam Tống sẽ diệt vong
Trong lịch sử nổi danh anh hùng Kháng Nguyên tên Văn Thiên Tường, ông từ trong tiếng ca của quân Mông Cổ mà biết trước Nam Tống sẽ diệt vong.
Triều Nguyên năm thứ 15, tháng 12 (1278), Nam Tống binh loạn. Thừa tướng Văn Thiên Tường bị bắt, bị quân nhà Nguyên áp giải vào kinh. Lúc ấy, quân Mông Cổ đang thắng trận, cao hứng cùng nhau hát ca khúc “A Lạt tới”. Văn Thiên Tường ngồi trên thuyền nghe khúc hát mà trong lòng thất kinh. Ông hỏi một tướng quân Mông Cổ: “Bài hát này đến từ nơi nào?”. Tướng quân nói: “Bài hát này khởi nguyên từ đại mạc, là Mông Cổ đế quốc ca của chúng tôi!” Văn Thiên Tường sau khi nghe xong, không kiềm chế được sự bi thương, ngửa mặt lên trời mà than: “Đây chính là “hoàng chung chi âm“, Nam nhân sẽ không bao giờ phục hưng được nữa”.
Tại Trung Quốc cổ đại, âm Hoàng chung là một âm Cung, chính là nói về quân vương. Văn Thiên Tường nghe được quân Mông Cổ ngân tiếng hát Hoàng âm, vì thế mà ông xúc động khi nhận ra vận mệnh đau buồn của Nam Tống: triều đại Nam Tống rồi sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Nhạc công nghe tiếng đàn biết trước Dương Đế một đi không trở lại
Tùy triều còn có một vị nhạc công khác tên Vương Lệnh Ngôn, cũng rất tinh thông âm luật. Một ngày, ông cùng con trai từ cung trở về nhà, ở ngoài nhà có tiếng gảy khúc đàn “An Công Tử khúc”. Sau khi Vương Lệnh Ngôn trong phòng nghe thấy khúc nhạc, trong lòng kinh hãi, ông vội vàng gọi con trai vào phòng, nói với con: “Ngươi tốt nhất không nên theo vua đi Dương Châu. Hoàng thượng đi lần này, khẳng định không về được.” Con trai ông vội vàng hỏi nguyên nhân, ông nói: “Âm khúc này có âm Cung âm chỉ thấy đi mà không quay lại, mà âm Cung đại biểu cho quân vương, vì vậy mà ta biết.” Tùy Dương Đế đi chuyến này, quả nhiên không trở lại kinh thành được nữa; ông đã bị sát hại ở Dương Châu.
Những thần nhân nhà Tùy, Đường, Tống, Nguyên đều chỉ thông qua lắng nghe một đoạn nhạc, mà tựa như biết trước tương lai, dự đoán được chính xác sự thăng trầm của vận nước, hưng suy của triều đại. Cổ nhân nghe âm vận biến hóa, là có thể biết được quốc sự, xem ra vô cùng huyền diệu. Âm nhạc chẳng qua chỉ là những nốt nhạc trừu tượng, lại có thể dự báo được việc quốc gia đại sự. Như vậy xem ra, âm luật – quy luật của âm nhạc, đóng một vai trò kì diệu khác, có lẽ là trong một thời gian và không gian vô hình!
Để lại một bình luận