“Âm nhạc Phương Tây thường được phân theo trường phái, gắn liền với những tên tuổi của các nhạc sĩ; trong khi đó, lịch sử âm nhạc Phương Đông được phân theo khu vực, phân theo đặc trưng âm nhạc của từng vùng, từng miền, còn âm nhạc cổ điển chủ yếu là âm nhạc cung đình. Âm nhạc phương Đông không nặng về phối khí cho dàn nhạc mà diễn tấu theo kiểu bè tòng trên cơ sở lòng bản cho trước, tức hứng. Âm nhạc Phương Đông có hình thức biểu diễn tức hứng trong hoà tấu cũng như độc tấu và kể cả trong thanh nhạc. Hình thức này âm nhạc phương Tây không có, bởi khi biểu diễn, người nghệ sĩ phải chơi theo những quy định đã được ghi sẵn trong bản phổ. Âm nhạc Phương Đông còn có kiểu hoà tấu đặc sắc mà phương Tây không có – đó là hoà tấu nhiều nhạc cụ có độ vang lớn được biểu diễn ở ngoài trời, các hình thức biểu diễn thường mang sắc thái nghi lễ, tín ngưỡng thông tục.”
Trích – Nội san trường đại học Sư phạm nghệ thuật Trung Ương
Âm nhạc phương đông không đồng nhất, được chia làm 5 nhóm truyền thống khác nhau.
– Âm nhạc Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba tư sử dụng 7 thang âm như nhạc Châu Âu, nhưng họ không sử dụng hợp âm. Thay vào đó là một loạt các giai điệu có tính trang trí như âm nhạc đi kèm, và có sự phân chia thời gian phức tạp hơn so với âm nhạc phương Tây.
– Âm nhạc Ấn Độ tương tự với âm nhạc Trung Đông, sử dụng thang âm 7 âm, không có hợp âm. Đặc biệt âm nhạc Ấn Độ có rất nhiều chi tiết trang trí cho giai điệu và đầy ngẫu hứng. Các chế độ ghi chú rất phức tạp, thường xuyên thay đổi, thường xuyên thêm các chi tiết.
– Âm nhạc Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản sử dụng thang âm 5 âm, và khá giống với âm nhạc Châu Âu vì âm nhạc các nước này sử dụng cách phân chia thời gian đơn giản (cơ bản là nhịp 2/4, 4/4, 6/8… Một số bản hòa âm khi được chơi trong các bản hòa tấu có xu hướng tập trung vào những giai điệu đơn giản.
– Âm nhạc Mông Cổ sử dụng thang âm ngũ sắc như trên, và có ảnh hưởng của âm nhạc Trung Quốc trong giọng hát.
– Âm nhạc Thái Lan, Campuchia, Indo cũng chịu ảnh hưởng âm nhạc Trung Quốc với việc sử dụng thang âm 5 âm, nhưng nét riêng là âm nhạc các nước này xoay quanh xylophone, gần như tách quãng tám thành 7 phần bằng nhau).
Âm nhạc phương Tây luôn dựa trên cơ sở khoa học để đề xướng các lý thuyết cơ bản về âm nhạc và được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới. Sử dụng thang âm 5 âm và có cách đếm nhịp thời gian rõ ràng như nhịp 2/4, 4/4/…
Tuy nhiên, trong thời đại sự giao lưu văn hoá giữa các nước ngày càng trở nên cởi mở, tôn trọng lẫn nhau và tìm ra cái hay, cái đẹp của nhau để làm giàu thêm vốn văn hóa của dân tộc mình đây đôi khi lại là điều tốt. Ví dụ bạn có thể nghe thấy âm hưởng của âm nhạc phương Tây trong các bài hát pop của Bolywood, nhạc Pop của Trung Đông hay của Trung Quốc. Ngược lại các chất liệu truyền thống trong nền âm nhạc phương Đông cũng đã lan tỏa mạnh mẽ trong các ca khúc của phương tây.
Đó chính là những yếu tố không thể thiếu để làm nên cái chung, cái phổ quát của văn hoá nhân loại, trong đó có âm nhạc và hệ thống ngôn ngữ chung của văn hoá âm nhạc đương đại trên thế giới. Những cái độc đáo, đặc sắc của âm nhạc mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc một mặt luôn được bảo tồn cùng với sự tồn vong của từng dân tộc, một mặt lại phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 1800 6715