Ngày 20/11 là một ngày lễ lớn, ngày tri ân những người đưa đò, người thầy cô thầm lặng. Nhưng chắc không phải ai cũng biết nguồn gốc ngày này xuất phát từ đâu, nếu vậy mời bạn đọc bài viết này.
Nguồn gốc ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên “Ngày nhà giáo Việt Nam”.
Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày kỷ niệm nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Đây là dịp để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, những “người lái đò” đã có công dìu dắt các thế hệ học trò.
Ngày 20/11 hàng năm như một ngày truyền thống của giáo dục Việt Nam. Phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, tôn sự trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.
Không chỉ vậy, ngày 20/11 còn là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người tâm huyết cả đời với sự nghiệp trồng người, góp phần xây dựng đất nước.
Những bài hát mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Bài học đầu tiên
Mái trường mến yêu
Thầy cô cho em mùa xuân
Trường xưa dấu yêu
Bụi phấn
Khi tóc thầy bạc
Nhớ ơn thầy cô
Con đường đến trường
Người thầy
Thầy cô là tất cả
Vui đến trường
Lời thầy cô