Âm nhạc, liều thuốc chữa di chứng đột quỵ

88 bệnh nhân khoa thần kinh nội rtú bệnh viện Northwestern Memorial tham gia một chương trình nghiên cứu thí điểm kéo dài ba tháng, do Khoa thần kinh Trường Y Feinberg, đại học Northwestern tiến hành. 

Bà Nancy Storino điều trị tại Bệnh viện này do chứng bệnh đột quỵ không nghĩ rằng liều thuốc hiệu quả nhất đối với mình lại là âm nhạc. Nhiều ngày liền, cụ bà 72 tuổi được nghe các bản violin yêu thích, có lúc bà lẩm nhẩm hát theo, có lúc bà lẩm nhẩm hát theo, có lúc bà ngủ quên trong những giai điệu đó. 

“Nó thật là êm đềm, giúp giảm đau, khiến tôi thư giãn và dễ ngủ hơn. Tôi thực sự rất thích nó. Đây là niềm an ủi đối với những người bị ốm”, bà Storino chia sẻ.

Những người tham gia đều đang điều trị u não, đột quỵ, động kinh hoặc nhiều bệnh khác. Mỗi ngày, họ được theo dõi một buổi biểu diễn violin trực tuyến của nghệ sĩ Clara Takarabe, kéo dài 30-40 phút, sau khi trả lời câu hỏi về ý tưởng và sở thích cá nhân. Thông thường, bản nhạc là sự kết hợp giữa các bài hát quen thuộc đối với bệnh nhân.

“Không nhất thiết tất cả đều phải du dương. Nó có thể mô phỏng âm thanh xung quanh. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc ngẫu hứng làm giảm huyết áp, nhịp tim và điều hòa nhịp thở. Những bệnh nhân suy giảm nhận thức có thể nghe bài hát từ quá khứ, vì điều này ảnh hưởng tốt đến trí nhớ dài hạn của họ”, ông Borna Bonakdarpour, giáo sư trợ lý khoa thần kinh Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern, người đứng đầu công trình, cho biết.

Sau buổi biểu diễn, bệnh nhân phản hồi ý kiến của mình qua một bảng khảo sát. Các nhà khoa học sẽ thu thập dữ liệu khách quan và phân tích lâm sàng.

Nghệ sĩ Takarabe chia sẻ cô đã có những trải nghiệm sâu sắc đến đáng kinh ngạc khi chơi nhạc cho các bệnh nhân. Một người bệnh không thể nói đã múa tay kiểu Flamenco để bày tỏ sự hứng thú của mình. Người đàn ông khác, sống sót sau cơn đột quỵ, cho biết âm nhạc khiến anh cảm thấy như trẻ lại.

Dự án kết thúc vào cuối tháng 9. Mục tiêu là để giảm bớt căng thẳng, lo lắng, nỗi lo bị cô lập giữa đại dịch, khi số lượng người thăm nom hạn chế.

Nghiên cứu cho thấy nghe nhạc giúp kích hoạt các vùng não được sử dụng để giao tiếp xã hội. Nó làm giảm lo lắng, đau đớn và cảm giác cô đơn, đồng thời nâng cao tâm trạng và mức năng lượng.

Việc ghép lời nói với âm nhạc còn giúp người bệnh đột quỵ lấy lại khả năng ngôn ngữ. Đối với bệnh nhân Parkinson, âm nhạc có thể giúp họ đi lại và giữ thăng bằng, giảm đau đầu, kích động và tăng ngưỡng co giật.

Các nhà nghiên cứu cho biết chơi nhạc sống cho bệnh nhân đặc biệt hiệu quả vì các nghệ sĩ có thể điều chỉnh nhịp độ, âm lượng, thay đổi thể loại tùy theo phản ứng của bệnh nhân. Karen Peterson, thành viên của Hội đồng Tiêu chuẩn Quốc gia về Âm nhạc trị liệu, cho biết hàng trăm cơ sở y tế đã sử dụng phương pháp này để cải thiện tình hình của bệnh nhân. Bà giải thích có sự khác biệt nhỏ giữa việc dùng âm nhạc để điều trị và các nhạc sĩ trị liệu trực tiếp. Khi chữa bệnh bằng âm nhạc, bác sĩ thường đề ra mục tiêu cụ thể, bệnh nhân tiếp nhận chủ động. Trong khi đó, đối với các nhạc sĩ trị liệu, bệnh nhân tiếp nhận thụ động.

“Chúng tôi chọn âm nhạc để tạo ra môi trường chữa bệnh, giảm bớt lo lắng về thể chất, tình cảm, tinh thần. Vì bệnh nhân không cần tương tác với chúng tôi, phương pháp này có thể áp dụng đối với những người không tỉnh táo, đang chuyển dạ hoặc hấp hối”, bà Peterson cho biết.

Nhạc sĩ trị liệu hoạt động hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân không đủ khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, bác sĩ cũng muốn tránh chơi bản nhạc có thể kích hoạt tiềm thức tiêu cực. Ví dụ, không nên dùng nốt cao đối với bệnh nhân chấn thương não. Người mắc chứng quên có phản ứng tích cực mạnh mẽ đối với các bài hát thuở ấu thơ.

Lợi ích chính của nhạc sĩ trị liệu là giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó, các liệu pháp khác đạt hiệu quả cao hơn.

Âm nhạc có tác dụng với mọi mặt đời sống đã được nhiều công trình nghiên cứu có chủ đích đã chứng minh luận điểm “âm nhạc có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe thông qua tâm trạng người bệnh.