Bài học giúp nuôi dưỡng tài năng của trẻ từ thành công của Mozart

Mozart là một nhà soạn nhạc đại tài, có tố chất thiên bẩm. Nhưng không phải ngẫu nhiên tài năng của Mozart có thể trở thành tượng đài âm nhạc của thế giới, trong quá trình này đóng góp lớn nhất là người cha vĩ đại Leopold Mozart. 

Cha mẹ là bệ đỡ hoàn hảo cho thành công của nhạc sĩ Mozart

Ông Leopold Mozart là người gốc Augsburg, Đức, một nhà soạn nhạc nhỏ, một giáo viên dạy nhạc. năm 1743, ông được bổ nhiệm là nhạc công chơi vĩ cầm thứ 4 trong đoàn nhạc được thành lập bởi Giám mục địa phương. Leopold trở thành chỉ huy phó của dàn nhạc Kapellmeister vào năm 1763. Trong năm Mozart ra đời (1756), ông Leopold đã xuất bản một cuốn sách giáo khoa về vĩ cầm có tên Traité de violon ( Chuyên luận về đàn violon, 1756) đạt được thành công nhất định. 

Với kinh nghiệm của một nhạc sĩ Hoàng Gia, một nhà sư phạm Leopold Mozart sớm phát hiện ra món quà quý giá mà Chúa ban tặng cho mình, đó là khả năng thẩm âm siêu việt và trí nhớ đáng kinh ngạc của hai người con: Maria – Anna Mozart và Wolfgang Mozart. Đương nhiên, ông tự nguyện trở thành người gia sư tận tụy, duy nhất nuôi dạy các con. 

Mozart đã được cha dạy chơi đàn clavecni, violon, orgue, pianoforte và thanh nhạc. Dưới sự hướng dẫn của ông, cả hai người con đồng thời luyện tập hai loại nhạc cụ là violon và clavơxanh, chỉ trong hai năm, hai người đã nắm được kỹ thuật trình diễn thành thạo, có thể độc tấu cũng có thể hòa tấu, điều mà người khác phải mất rất nhiều năm mới có thể làm được. 

Có kỹ thuật tốt, có nhạc cảm, có tâm lý vững vàng trong biểu diễn, Mozart thường được ông Leopold giới thiệu trong các cuộc trình diễn âm nhạc ở Salzburg, sau đó là thành phố Vienna – thủ đô nước Áo và khắp các thành phố lớn của Châu Âu. 

Leopold tham vọng tên tuổi con trai thần đồng được nhắc đến ở nhiều thủ đô danh tiếng và quyền lực nhất bấy giờ như Đức, Ý, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ… Leopold trở thành ông bầu, đứng ra tổ chức chuyến lưu diễn vòng quanh Châu Âu cho hai chị em nhà Mozart. Đây là ý tưởng mới, táo bạo vì phương tiện đi lại lúc đó rất khó khăn, chưa kể Maria-Anna và Wolfgang vẫn còn rất nhỏ, cũng như sự tốn kém khá lớn về tài chính. 

Chuyến lưu diễn bắt đầu từ năm 1762 đến mùa xuân năm 1773. Nhờ vào tài tổ chức và ngoại giao của cha, cũng như khả năng thiên bẩm của mình, Mozart, một đứa trẻ dễ thương, ngoan ngoãn và có phần ranh mãnh đã thu phục nhiều trái tim của các hoàng nương, công chúa từ triều đình Munich hay những khán phòng quý tộc ở Vienna đến cung điện Versailles, Pháp…

Từ đây, Leopold đã mở rộng nhiều mối quan hệ với nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc, điều này sau này có nhiều ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tác khá cởi mở và đa dạng của Mozart. 

Trong suốt chuyến lưu diễn đầu tiên đó, có lẽ cuộc diện kiến của Mozart cuối năm 1763 tại Verailles với vua Louis XV là kỉ niệm thơ ấu tuyệt đẹp nhất đời. Theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc Eric Blom, tên tuổi của Mozart vẫn còn xa lạ với giới Hoàng gia Pháp, nếu như không có sự giới thiệu của nhà ngoại giao người Đức – Friedrich Melchior Grimm, một người bạn của Leopold Mozart. 

Có thể nói, Leopold Mozart là một người cha vĩ đại, là người thợ kim hoàn tận tụy đã dày công gọt dũa viên ngọc Wolf Amadeus Mozart ngày một chói sáng. Để ngày hôm nay, nhân loại ngất ngây trong muôn vàn cảm xúc mang tên Mozart, đó là sức mạnh, vẻ yêu kiều, sự hóm hỉnh duyên dáng, tất cả đã hội tụ và tỏa sáng trong hơn 600 kiệt tác, mang giá trị muôn đời. 

Bài học nuôi dưỡng tài năng trẻ rút ra từ quá trình người cha nuôi dạy Mozart

  1. Khởi đầu sớm

Hạt giống tài năng thường được ươm trồng tại nhà. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 22 trong số 24 người biểu diễn tài năng, từ kỳ thủ cờ vua cho đến vận động viên trượt băng nghệ thuật đều được cha mẹ giới thiệu đến với lĩnh vực đó thường là từ 2 đến 5 tuổi. Trong số này, rất nhiều cha mẹ là chuyên gia đóng vai trò huấn luyện con. 

  1. Hướng dẫn chuyên môn

Trẻ em không thể tự kích hoạt và phát triển các yếu tố tài năng. Thay vào đó, trẻ cần được dẫn dắt bởi người quản lý tài năng, thường là cha mẹ để có thể trở thành thần đồng trong một lĩnh vực nào đó. Nhiều cha mẹ của những đứa trẻ tài năng đã tốn rất nhiều công sức để con có thể đạt được thành công. 

  1. Luyện tập có chủ đích

Với những người có tài năng, việc luyện tập thường có chủ ý, nhằm hướng đến mục tiêu và vượt khỏi vùng an toàn của chính mình. 

  1. Mục đích duy nhất

Cha mẹ thường ủng hộ trẻ theo đuổi một mục đích duy nhất, tuy nhiên đôi khi chúng ta nên ủng hộ nhiều hơn một đam mê. Không có nghĩa chơi Piano giỏi không thể chơi quần vợt tốt. 

Chúng ta có thể thấy, ông Leopold hoàn toàn không biết gì về giáo dục âm nhạc sớm cả, nhưng bản thân ông từ bản năng của một giáo viên âm nhạc, nhận ra khả năng tiềm tàng của hai người con thiên tài, lên kế hoạch hướng dẫn, đồng hành và tìm mọi cách, đôi khi là rất tốn kém để phát triển tài năng của con, cũng như giúp mọi người nhận ra cậu bé Wolfgang có tài năng âm nhạc, chuẩn bị sẵn bệ phóng cho một tượng đài âm nhạc cổ điển sừng sững cổ kim. 

Xem thêm: Âm thanh piano được tạo ra như thế nào

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 1800 6715