10 bộ phim ca nhạc hay nhất mọi thời đại

Âm nhạc và điện ảnh là hai lĩnh vực gắn liền, không thể tách rời. Từ khi điện ảnh bắt đầu phổ biến thể loại phim âm nhạc bắt đầu lên ngôi, và nhiều bộ phim trở thành kinh điển. 

The Wizard of Oz (1939): Câu chuyện cô bé Dorothy lạc vào xứ sở Oz diệu kỳ từng khiến biết bao thế hệ người xem mê đắm. Mặc dù bộ phim được đánh giá rất cao về việc chuyển sang phim màu, cách kể chuyện sáng tạo và là một phần của văn hoá đại chúng Mỹ, nhưng doanh thu phim lại không tốt lắm. Bộ phim nhận được đề cử 6 giải Oscar, bao gồm Phim truyện xuất sắc nhất nhưng lại thua trước một tác phẩm kinh điển khác là Cuốn theo chiều gió. Nhưng ca khúc kinh điển Over the Rainbow thì vẫn giành được giải Ca khúc trong phim hay nhất.

Singing in the Rain (1952): Được đánh giá là một trong những bộ phim có lời bài hát hay nhất mọi thời đại, Singing in the Rain ra đời dưới bàn tay của đạo diễn của Gene Kelly và Stanley Donen. Nội dung phim nói về sự chuyển biến của dòng phim Hollywood, từ phim câm sang phim nói. Cho tới giờ, đây vẫn được coi là tác phẩm ca vũ nhạc hay nhất. Một cảnh phim khiến người xem nhớ mãi, đó là khi nam chính (do chính Gene Kelly thủ vai) trên đường về từ nhà cô người yêu, vì quá hạnh phúc nên anh đã quẳng đi chiếc ô, say sưa múa hát dưới cơn mưa.

West Side Story (1961): Câu chuyện phố Đông, được xem như phiên bản ca vũ nhạc của Romeo và Juliet thế kỷ 20, cho tới giờ vẫn khiến nhiều thế hệ khán giả thổn thức với những bản nhạc kinh điển như Tonight, I Feel Pretty, Maria… Bộ phim được dựa trên vở nhạc kịch cùng tên của sân khấu Broadway ra mắt vào năm 1957, chuyển thể từ kịch bản của soạn giả Arthur Laurents, âm nhạc của Leonard Bernstein. Riêng lời bài hát là của nhà soạn nhạc huyền thoại Stephen Sondheim.

The Sound of Music (1965): Bộ phim nổi tiếng từng được trình chiếu cho khán giả Việt Nam qua màn ảnh nhỏ với cái tên Giai điệu hạnh phúc. Kịch bản phim dựa trên cuốn hồi ký Maria Vontrapp – Câu chuyện về gia đình ca hát Vontrapp. Rất nhiều bài hát trong phim được xếp vào hàng kinh điển như Edelweiss, My Favorite Things, Climb Ev’ry Mountain, Do-Re-Mi, The Sound of Music… Đây cũng là vở nhạc kịch cuối cùng được viết bởi bộ đôi vàng Rodgers and Hammerstein.

Mary Poppins (1964): Năm 1964, với Mary Poppins, Julie Andrews giành giải thưởng Oscar tại hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, vượt mặt ứng cử viên nặng ký Audrey Hepburn trong My Fair Lady. Bộ phim về cô giữ trẻ sở hữu phép thuật mang về cho Disney 13 đề cử Oscar, kỉ lục suốt từ đó tới nay chưa bộ phim nào khác của hãng này phá vỡ được.

My Fair Lady (1964): My Fair Lady theo chân Eliza Doolittle, cô gái bán hoa học phát âm từ giáo sư Henry Higgins, một người đàn ông quyết tâm biến cô thành một quý cô thực thụ. Đặc biệt, cả ba phiên bản tác phẩm tại Broadway, London và trên màn ảnh đều có sự tham gia của nam tài tử Rex Harrison. Phim được giới phê bình đánh giá là “một tác phẩm ca vũ nhạc hoàn hảo”, và là điểm sáng trong sự nghiệp diễn xuất của nữ diễn viên quá cố Audrey Hepburn.

Moulin Rouge! (2001): Phải tới đầu thế kỷ 21, điện ảnh Mỹ mới chứng kiến lại sự xuất hiện của các tác phẩm ca vũ nhạc lãng mạn. Câu chuyện tình của nhà thơ trẻ Christian và ả đào Satine nhận được tới 8 đề cử Oscar, trong đó Phim truyện xuất sắc nhất và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho diễn viên Nicole Kidman. Dù lấy bối cảnh thời xưa nhưng bộ phim Moulin Rouge! lại sử dụng toàn những bản hit hiện đại được ứng biến sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện.

Chicago (2003): Tác phẩm ca vũ nhạc Chicago tập trung vào Velma Kelly và Roxie Hart, hai nữ tù nhân tìm cách thoát thân khỏi án tử hình. Phim đồng thời khắc hoạ thời kỳ suy thoái tại Chicago, đồng thời quy tụ dàn sao điện ảnh gồm Catherine Zeta-Jones, Renée Zellweger và Richard Gere. Chicago thắng lớn tại Oscar năm 2003 với sáu giải thưởng, trong đó có hạng mục Phim truyện xuất sắc nhất.

Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street (2007): “Đạo diễn quái dị” Tim Burton thêm một lần nữa cho thấy sự đa tài của bản thân khi thực hiện tác phẩm ca vũ nhạc mang đầy sắc màu u ám có Johnny Depp thủ vai chính. Dựa trên vở diễn được giải Tony cùng tên của Hugh Wheeler và Stephen Sondheim, phim nói về câu chuyện của gã thợ cạo giết người hàng loạt Sweeney Todd cùng với mụ đồng phạm là Mrs. Lovett. Mặc dù giọng hát của Johnny Depp bị chỉ trích khá nhiều do bị cho là không phù hợp, nhưng phim vẫn đạt doanh thu cao và ẵm giải Quả cầu vàng tại hạng mục Phim truyện xuất sắc nhất – Thể loại hài kịch hoặc ca vũ nhạc.

Les Misérables (2012): Sau thành công của The King’s Speech năm 2010, đạo diễn Tom Hooper quyết định thử sức với thể loại ca vũ nhạc khi chuyển thể vở Những người khốn khổ nổi tiếng lên màn ảnh. Bắt nguồn từ tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Victor Hugo, phim kể lại câu chuyện về những tầng lớp con người khác nhau, sự phân biệt giai cấp, sự mục nát của chế độ khiến con người phải sống trong sự túng quẫn, bị chính quyền săn đuổi. Cuối cùng, tất cả dẫn đến một cuộc cách mạng cao trào với mục tiêu lật đổ chính quyền tại Paris, nước Pháp.

Ảnh đại diện admin
Không có bình luận nào để hiển thị.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.

Insert the contact form shortcode with the additional CSS class- "avatarnews-newsletter-section"

By signing up, you agree to the our terms and our Privacy Policy agreement.

Contact Me on Zalo