Những kinh nghiệm mua đàn piano cũ bạn nên biết

Không phải ai cũng có được những kinh nghiệm mua đàn piano cũ, trong bài viết này chúng tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm này đến các bạn, hy vọng rằng phần nào giúp được bạn trong quá trình mua đàn của mình.

Trước khi mua đàn piano, cần trả lời những câu hỏi sau

Mục đích sử dụng sau khi mua đàn piano là gì: Học tập, luyện tập, hay giải trí biểu diễn, hay chỉ làm trang trí nội thất ….

Ngân sách tối đa bạn có thể chi trả cho cây đàn piano này là bao nhiêu?

Ai sẽ là người sử dụng đàn piano?

Những thứ bạn cần tìm hiểu qua

Thương hiệu: Mỗi hãng đàn piano khác nhau đều có những giá trị khác nhau, lợi thế khác nhau.  Hiểu được điểm mạnh của mỗi thương hiệu piano, là bạn sẽ biết mình nên mua của hãng nào là phù hợp nhất với nhu cầu và túi tiền của mình

Loại đàn piano: Mua đàn piano điện hay đàn piano cơ. Hai loại đàn này có khá nhiều điểm khác nhau về cấu tạo, công dụng, giá thành, cũng như thương hiệu ….

Địa điểm bán đàn piano tin cậy: Phần lớn chúng ta khi đi mua đàn piano đều không phải là người có chuyên môn nên lựa chọn nơi bán đàn tin cậy sẽ là một lựa chọn an toàn, đặc biệt nếu bạn muốn mua một cây đàn cũ.

Kinh nghiệm mua đàn piano điện cũ

Không nên mua những cây đàn đàn cũ nhưng màu sơn đã bong tróc, bàn phím ố vàng, bề mặt bị trầy xước nặng, nắp đậy và bánh xe không hoạt động….

Piano điện vốn dĩ là thay thế cho âm thanh đàn piano cơ, nếu việc mô phỏng âm thanh của các chip âm thanh không đáp ứng được giống với piano cơ thì cây đàn piano đó chỉ coi như “đồ trang trí”

Cách kiểm tra âm thanh của đàn piano điện cũ:

  • Đánh những phím thấp để nghe loa phải, những phím cao để nghe loa trái và những phím giữa để nghe 2 sự cộng hưởng của 2 loa rồi so sánh với âm thanh của đàn piano acoustic.
  • Kiểm tra âm vang của tiếng đàn piano điện. Âm vang của đàn piano điện dựa trên 1 kênh âm thanh do con chíp điều khiển. Việc kiểm tra âm thanh này cũng dễ kiểm tra và dễ dàng cảm nhận.

Kiểm tra bàn đạp

Bàn đạp (Pedal) có vai trò rất quan trọng trong việc xử lý âm thanh,  làm cho âm thanh piano điện vang hơn, ngân hơn .. Do đó bạn nên chọn những cây đàn piano điện có nhiều cấp độ Pedal, nếu mà chỉ còn chết độ bật tắt thì coi như Pedal đo không còn hoạt động.

Kiểm tra các năng khác chỉ có ở piano điện như: loa, jack cắm tại nghe, cổng USB (có loại có cả HDMI), màn hình LCS, các điệu tích hợp sẵn ….đây đều là những chức năng hữu ích mà đàn piano cơ không có được.

Kinh nghiệm mua đàn piano cơ cũ

Những thương hiệu piano cơ quen thuộc được người Việt ưa dùng nhất là Yamaha, Kawai, Victor, Atlas, Rosenstock, vv… Tuy nhiên đối với sản phẩm đã qua sử dụng thì ngoài thương hiệu, những yếu tố dưới đây bạn cũng phải kiểm tra thật kỹ trước khi chọn mua:

Năm sản xuất, model

Mỗi một cây đàn piano cơ đều được đánh dấu bởi số series và dựa vào số series đó, bạn có thể kiểm tra được năm sản xuất, nước sản xuất,  nắm được tuổi thọ của cây đàn và có quyết định có thế tin tưởng mua sản phẩm đó hay không. Tuy nhiên, nó chỉ phản ánh được một phần vì đàn piano đã qua sử dụng, chất lượng của nó còn tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc cây đàn đó đã được bảo quản, giữ gìn như thế nào. Do vậy những đặc điểm của bản thân cây đàn sẽ là cơ sở chính để bạn cân nhắc khi lựa chọn mua đàn piano cũ.

Âm thanh (tiếng)

Bạn nên trực tiếp nghe, thử tiếng xem chất lượng của âm thanh thế nào dù bạn có chuyên môn hay không.Hãy xem âm thanh đàn có bị dè, lẫn tạp âm hay không; hay âm thanh dày hay mỏng, đanh, chua hay trầm, vang, tất cả bạn đều có thể nghe, thử và so sánh.

Phím

Bạn có thể kiểm tra phím đàn bằng mắt thường mặc dù bạn không phải là một chuyên gia, để chắc chắn tất cả các phím đều bằng nhau, mặt phím không gồ ghề.

Xem thêm:

=> Đàn piano Roland RP 302 – tâm điểm cho ngôi nhà của bạn