Những ca khúc xuân 3 miền mở trong dịp tết dọn nhà

Một mùa xuân nữa lại đang về, mọi người tất bật dọn nhà, mua hoa để nhà cửa thêm xinh đẹp, rước một tiết mới trong năm. Dưới đây là những ca khúc xuân xưa và nay thịnh hành ở cả ba miền, ai nghe cũng thích. 

Phiên chợ ngày xuân

Ơ… noong ơi… trắng rừng hoa ban đầu núi

Líu lo chim hót trước nhà ai…

Róc rách mùa xuân về hối hả

Ngựa ơi, xuống chợ cùng ta..

Ngay cái tiêu đều “phiên chợ” tác giả đã gợi ngay đến nét yên bình của một vùng quê phía bắc, và ngay khi giai điệu cất lên chúng ta có thể biết ngay phiên chợ xuân này diễn ra ở vùng miền nào. Trong bài hát, tác giả Nguyễn Tiến dùng nhiều tính từ mô tả, mang đến cho người nghe một tiết xuân đặc biệt của rẻo cao nơi hoa mơ, hoa mận nở trắng, nơi còn có những phiên chợ tình chất ngất men say.

Xuân đẹp làm sao

Nhạc sĩ Thanh Sơn tâm sự, Tết luôn mang lại cho ông những cảm giác thật lạ, nó luôn làm ông bồi hồi, rộn rã, phấn chấn, xốn xang… Dường như những cung bậc tình cảm thương mến nhất, nồng nàn nhất ông đều dành trọn cho mùa xuân “ “Đẹp làm sao gió xuân mơn man cành đào, đẹp làm sao bướm hoa trao tình với nhau. Xuân đến đem vui về mọi nhà, duyên lứa đôi ta thật đậm đà… Tay nắm tay môi nở nụ cười, chúc sang năm thịnh vượng ta phát tài hơn”

Mùa xuân đầu tiên

Mùa xuân đầu tiên là ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào giáp Tết Bính Thìn (1976). Đây là ca khúc đầu tiên của ông sáng tác và được phổ biến, sau 20 năm kể từ lần cuối cùng Văn Cao tuyên bố gác bút, từ bỏ sự nghiệp sáng tác và kể từ khi ông bị cô lập sau khi tham gia vào nhóm Nhân văn Giai phẩm[1][2] và được xem là tác phẩm cuối cùng của ông.

Văn Cao đã tìm cho mình một góc thăng hoa riêng về sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 để viết ra Mùa xuân đầu tiên với mong muốn khép lại một thời chiến tranh mà ông đã mô tả trong Tiến quân ca.Ông nói với con: “Cha viết bài này mừng đất nước thống nhất, nhân dân mình đoàn tụ”

Đây là một ca khúc hay, nổi tiếng với những giai điệu lãng mạn nhưng số phận của nó rất long đong. Phải đến năm 1995 sau khi nhạc sĩ Văn Cao mất nó mới được trình diễn trên sân khấu. Nhưng trước đó vào năm 1976 nhạc sĩ Văn Cao đã được Liên Xô trả nhuận bút cho tác phẩm này, khi được họ dàn dựng và biểu diễn.

Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh

Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh là một bài hát do nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác với cảm xúc từ sự kiện thống nhất Việt Nam năm 1975. Những giai điệu đầu tiên của bài hát được bắt đầu sáng tác vào khoảng đầu tháng 3 năm 1975 và hoàn thành trên bản thảo vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.[1] Đây là một trong 6 tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Xuân Hồng đã đem đến Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho ông,[2] và là ca khúc đánh dấu một thời kỳ sáng tác mới của ông. Đây cũng là một trong những bài hát về Thành phố Hồ Chí Minh-Sài Gòn-Gia Định xưa và nay.

Xuân Chiến Khu

Xuân chiến khu ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài hát hình thành trên đường hành quân, bản thảo được Xuân Hồng vừa đi vừa ghi chi chít bằng cây bút bi trên bắp tay mình. Giữa khói lửa đạn bom nhưng nét nhạc của ông rất vui tươi, lạc quan, yêu đời: Mùa xuân về trong chiến khu/ Tiếng chim rừng vang hót khắp nơi/ Mùa xuân về trong chiến khu/ Gió đưa cây rừng cành lá vi vu…