Hợp xướng – những thuận lợi và khó khăn

Ở các quốc gia Châu Á như Philippin, Hàn Quốc, Nhật Bản… việc đào tạo hợp xướng được coi trọng như một chiến lược giáo dục phát triển con người. Ở các nước này, hợp xướng xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các thánh đường, trong các nhà máy, tổ dân phố, câu lạc bộ… Hợp xướng trở thành thứ ngôn ngữ kết nối và đưa họ đến gần nhau.

Nhưng tại Việt nam hợp xướng lại gần như vắng bóng trên các sân khấu, trong các trường nhạc. Chỉ thấy hợp xướng góp mặt trong những chương trình lớn, mang phong cách học thuật, hoặc các chương trình liên hoan âm nhạc dành riêng cho hợp xướng. 

Ở nước ta, vấn đề đào tạo hợp xướng còn chưa được coi trọng, thiếu sự định hướng và đầu tư đúng mức của các cấp lãnh đạo, cho nên việc phát triển hợp xướng còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên thuộc về khâu tìm kiếm nguồn bài.

Hợp xướng cũng vắng bóng ở hầu hết các trường tiểu học, các trường trung học, phổ thông, thậm chí là cả bậc đại học. Chỉ có một số ít những trường đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc mới duy trì dàn hợp xướng, song cả năm cũng chỉ có vài dịp để biểu diễn, thể hiện.

Phải chăng sự chủ quan này xuất phát từ cái nhìn, sự thưởng thức chưa đúng đắn của người nghe?

Mời các bạn nghe một số tiết mục hợp xướng của thiếu nhi Việt Nam biểu diễn tại các Liên hoan hợp xướng quốc tế. Có những tiết mục đạt giải vàng quốc tế hạng mục âm nhạc dân gian. 

https://www.youtube.com/watch?v=9Go6AmP_Vzk